Kỳ này chúng tôi muốn phanh phui một chuyện tham ô mà nội bộ phóng viên, CBCNV báo Tuổi trẻ đang xôn xao bàn tán nhưng BBT báo tuổi trẻ thì “lờ tịt” dù biết quá rõ bản chất sự việc. Nhân vật chính của các chiêu trò tham ô, rút ruột ngân quỹ đang được các phóng viên xì xào là Phan Văn Đắc (bút danh Phan Đắc) - Trưởng ban Công tác Xã hội (CTXH) của báo Tuổi trẻ. Tất nhiên “ngân quỹ” mà chúng tôi đề cập đến ở đây không phải đến từ việc kinh doanh của báo Tuổi trẻ mà do tờ báo này lợi dụng “uy tín” và “uy quyền” sẵn có vẽ lên các chương trình từ thiện, hoạt động xã hội hào nhoáng để quyên những khoản tiền khổng lồ từ bạn đọc, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu tính ra, chi phí tổ chức sự kiện, chi phí cho phóng viên “ăn ở” để tác nghiệp “từ thiện” đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách quyên góp, phần còn lại mới đến được những người khốn khổ.
Phan Văn Đắc (ngồi giữa) được nhiều phóng viên báo Tuổi trẻ dè bĩu “cái thằng ‘Phan Được’ vừa được làm đĩ, vừa được bằng tiết hạnh khả phong” |
Phan Văn Đắc sinh năm 1978, gốc Tây Ninh, cuối năm 2002 chật vật xin được vào làm công nhân sửa lỗi “mo-rat” ở báo Tuổi trẻ (thời anh Lê Hoàng), chẳng có thành tích gì nổi bật, mãi đến giữa năm 2005 nhờ năn nỉ ỉ ôi mới được Phó TBT Vũ Văn Bình “điều động” qua Ban Công tác Xã hội của báo Tuổi trẻ. Thời điểm này anh Lê Hoàng đã bắt đầu gầy dựng được uy tín cho báo Tuổi Trẻ từ các chương trình từ thiện, công tác xã hội khá nổi tiếng mà qua đó Phan Đắc đã thuộc hết các bài, nhiều lần Phan Đắc còn tỏ ra nguy hiểm khi “hiến kế” để câu tiền từ các chương trình quyên góp nhưng bị Lê Hoàng gạt đi và Lê Hoàng không biết được sau lưng Phan Đắc bắt đầu tập tành “đâm chém” kiếm tiền doanh nghiệp. Mãi đến khi anh Lê Hoàng bị gạt khỏi nghề báo và Phạm Đức Hải “bỗng dưng trở thành TBT”, lúc này đường hoạn lộ của Phan Đắc mới bắt đầu hanh thông nhờ được TBT Đức Hải “phát hiện” (ngưu tầm ngưu, mã tầm mã).
Tháng 6/2010, nhờ “nhiều thành tích” nổi bật trong công tác “quyên góp” từ thiện từ các doanh nghiệp, Phan Đắc được Đức Hải cất nhắc lên làm Phó ban CTXH, rồi sau đó đầu năm 2012 lại tiếp tục được Đức Hải đặt vào ghế Trưởng ban CTXH mà chẳng cần qua bước bình xét, bình bầu như nhiều cơ quan nhà nước khác (bạn đọc đừng quên báo tuổi trẻ là một cơ quan nhà nước quan trọng thuộc chính quyền TpHCM, mà người “đầu lĩnh” báo là một Thành ủy viên) . Nhiều phóng viên “gạo cội” của báo Tuổi trẻ khi ấy thầm ghen tức vì mất chiếc ghế “béo bở” vào tay Phan Đắc, đơn khiếu nại nặc danh gửi đến BBT nhưng rồi cũng trôi vào quên lãng. Phải nói, từ thời vào ghế Trưởng ban CTXH, Phan Đắc đã "lập công" không ít cho Đức Hải và bộ sậu, chỉ cần cung cấp cho Phan Đắc vài tư liệu về các doanh nghiệp cỡ lớn là y như rằng mỗi lần Phan Đắc “ra quân” là chiến thắng trở về với tiền tỷ được gắn mác “từ thiện” trong tay. Bộ phận quản lý tài chính báo Tuổi trẻ thì nào biết gì, chỉ biết có tiền nộp “ngân sách” là mừng, đâu biết rằng trong đấy đã được Phan Đắc cắt xén không ít chia chác cho Đức Hải, Vũ Bình, Hữu Phong, Xuân Trung?
Không biết nhờ “thành tích” nổi bật hay nhờ chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước mà về mặt “Đảng tịch”, Phan Văn Đắc cũng vạn phần thuận lợi dưới thời Đức Hải. Tháng 10/2009, không những Phan Văn Đắc được xóa vết đen được xem là điều tối kỵ khi xét lý lịch (có bố ruột vốn là sĩ quan chế độ cũ), khi làm nghị quyết kết nạp đảng đã được chuyển thành “xuất thân từ gia đình lao động”, “bố trốn quân dịch”, đặc biệt là được nhấn mạnh về thành tích cách mạng của gia đình bên vợ (?!). Thế là, Phan Đắc trở thành Đảng viên ĐCSVN, rồi tiếp tục được Đức Hải “dán” cho các chức danh đoàn thể rất “kêu” như Bí thư Liên Chi đoàn Báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Cơ quan Thành đoàn,…
Đảng viên Đảng CSVN, Trưởng ban CTXH báo Tuổi trẻ Phan Văn Đắc trong buổi “giao lưu” cùng một số người đẹp |
Vừa có tài bao biện, lại được Đức Hải bao che bằng chỉ thị tạo “vùng cấm” trong việc kiểm tra, giám sát các chi tiêu tài chính đối với Phan Đắc và Ban CTXH (vì liên quan đến “từ thiện” mà) nên Phan Đắc càng mặc sức xà xẻo ngân quỹ từ thiện, một phần lại quả cho bộ sậu Đức Hải, Hữu Phong, Vũ Bình, Xuân Trung, còn lại phần lớn bỏ túi riêng. Thế nên tại 60A, uy tín của Phan Đắc ngày một "lên cao" với tòa soạn, nhưng tại những điểm nóng nơi Đắc tác nghiệp thì tiếng xì xào của đồng nghiệp ngày một lớn. Những trò “ăn bẩn” tiền quyên góp của doanh nghiệp mà ít người biết đã đành, nhưng ngay cả những trò ăn bẩn rẻ tiền mà Phan Đắc cũng tiến hành lộ liễu. Gần đây nhất là sau khi tổ chức “Ngày hội tư vấn tuyển sinh” ngày 9/3/2014 tại Hà Nội, Phan Đắc đã công khai “vui vẻ” chỉ đạo ghi khống thêm hàng trăm quan khách rồi tự “ký nhận” mỗi phong bì 1 triệu đồng rồi dẫn nhau đi chè chén… gây bức xúc cho một số cộng tác viên vốn còn chút lương tri nghề báo đang vất vưởng tồn tại trong báo tuổi trẻ.
Đối với các Trưởng ban của báo Tuổi trẻ, thuốc phải là xì gà, 1 điếu bèo cũng trên 100 USD. Bạn đọc có thể tự trả lời tiền xì gà này là từ “đồng lương” hay từ quyên góp “từ thiện” của bạn đọc? |
Nụ cười phản cảm của Phan Đắc trước tượng đài “Đoàn tàu không số Anh hùng”, một phần nói lên bản chất của nhà báo Tuổi trẻ |
Có doanh nghiệp thuộc loại “top” Việt Nam từng than vãn với giới truyền thông, mỗi lần thấy cuộc gọi đến từ số “vip”: 0913 999 009 là lại “giật mình”, không biết lần này lại bị mất bao nhiêu để được yên ổn làm ăn… Kinh doanh thời kinh tế khó khăn, lại thêm đám “đạo chích” Tuổi Trẻ thường xuyên rỉa rói, thật khốn khổ khốn nạn…
Chi phí tổ chức, chi phí cho phóng viên “ăn ở” để tác nghiệp “từ thiện” đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách quyên góp, phần còn lại mới đến được những người khốn khổ |
Những chương trình công tác xã hội của báo Tuổi trẻ vốn rất nổi tiếng, được đặt nền móng từ thời anh Lê Hoàng, nhưng anh Lê Hoàng chắc cũng không thể ngờ sau khi anh bị phế truất thì đã trở thành “cần câu cơm” cho đám đạo chích, những kẻ vô liêm sỉ của báo Tuổi trẻ (được “bảo kê” bởi một số thành phần Ủy viên BCT) như Đức Hải (Hải nham), Xuân Trung (Trung Bàng quyên), Hữu Phong (Phong lợn), Vũ Bình, Văn Đắc với bao điều tai tiếng…
Người Trong Cuộc