Ít ai biết Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tại Nghệ An (kiêm phóng viên báo Lao động Nghệ An) lại là một nhà thơ khá “nổi tiếng”, có tên trong danh sách hội nhà văn Việt Nam. Năm 2010-2011 đã xảy ra một sự kiện bi hài gây xôn xao giới văn nghệ sĩ cả nước mà “nhà thơ” kiêm trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn là nhân vật trung tâm.
Vũ Toàn là kẻ "đạo" thơ Ẵm luôn giải thưởng, ngỡ mơ được vàng Xưa nay miệng rộng huyênh hoang Cho nên hắn dám đớp ngang con lừa (nhà thơ Nhật Minh) |
Việc xảy ra vào dịp tiết Nguyên Tiêu năm 2010, khi công bố tôn vinh “50 câu thơ Việt hay nhất mọi thời đại” trong Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu – Hà nội và sau đó in lại trên báo Văn Nghệ, có một câu thơ đã bị Ban tổ chức và cả báo Văn Nghệ “ghi nhầm” tên tác giả Lê Thái Sơn thành Vũ Toàn. Khi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo liên hệ kiểm chứng thì Vũ Toàn trơ trẽn trả lời: “Hình như em cũng có làm 2 câu thơ đó, có in báo đâu đó!”, câu trả lời của Vũ Toàn khiến nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “bỗng nghi ngờ cả chính mình”, phải cất công tìm hiểu và phanh phui vụ án “đạo thơ” gây chấn động.
Một trong 50 câu thơ hay nhất được Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ vô liêm sỉ nhận vơ là của mình, thực tế của tác giả Lê Thái Sơn |
Sau khi anh Nguyễn Trọng Tạo đưa thẳng bằng chứng trước đây Vũ Toàn là tác giả bài viết “Tiếp cận ‘Mùa na chín’” đăng trên báo Nghệ An ngày 12/4/1997, trong bài viết chính Vũ Toàn đã công nhận câu thơ trên là của tác giả Lê Thái Sơn. Chuyện lùm xùm đến nỗi báo Pháp luật Thành phố cũng phải lên tiếng: “Không thể dung tha ‘tội’ đạo văn” thì Vũ Toàn mới chịu im hơi bặt tiếng (vì cái “uy” của báo Tuổi Trẻ, báo Pháp luật Thành phố đã phải gỡ bỏ bài viết, tuy nhiên, trang Báo Mới vẫn còn lưu lại nguyên bản, xin xem nội dung phía dưới). Sau đó đến giải thưởng VHNT tỉnh Nghệ An mang tên Hồ Xuân Hương giữa năm 2011 cũng vì Vũ Toàn mà chậm trễ cả nửa năm, cuối cùng Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ đành rút tên khỏi giải thưởng vì “Thể lệ ban hành không khoa học, không chuẩn mực; Tổ chức xét giải không khách quan…” (trơ trẽn, vô liêm sỉ đến thế là cùng…). Cảm thán sự việc, nhà thơ Nhật Minh đã có bài thơ tặng riêng Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn, Chỉ mấy dòng thơ ngắn ngủi đã phác họa chân thực sự khả ố của Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ Vũ Toàn:
Hoan hô nhà báo Vũ Toàn
Tài năng trời phú nói càn cung mây
Giao ban báo chí tháng này
Lại chê báo bạn khen hay báo nhà
Xe sang, tiền nớ mô ra?
Không làm quảng cáo rứa thì làm chi?
Nghề báo bạn đọc là gì?
Mỏng manh một cái phong bì – ok
Biến mình thành kẻ viết thuê
Bút tà chém mướn chẳng nề ô danh
Giả vờ cao ngạo chê tiền
Xôn xao dư luận nhiều phen nhiều phen dọa người
Chê quảng cáo, thích tiền tươi
Đạo đức nghề nghiệp đáng kinh Vũ Toàn
(nhà thơ Nhật Minh)
Tài năng trời phú nói càn cung mây
Giao ban báo chí tháng này
Lại chê báo bạn khen hay báo nhà
Xe sang, tiền nớ mô ra?
Không làm quảng cáo rứa thì làm chi?
Nghề báo bạn đọc là gì?
Mỏng manh một cái phong bì – ok
Biến mình thành kẻ viết thuê
Bút tà chém mướn chẳng nề ô danh
Giả vờ cao ngạo chê tiền
Xôn xao dư luận nhiều phen nhiều phen dọa người
Chê quảng cáo, thích tiền tươi
Đạo đức nghề nghiệp đáng kinh Vũ Toàn
(nhà thơ Nhật Minh)
Các bằng chứng do anh Nguyễn Trọng Tạo cất công xác minh, làm rõ vụ việc:
Báo Văn Nghệ “in nhầm” tên Lê Thái Sơn thành Vũ Toàn ( Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ) |
Nguyên văn bài Quê Nội của Lê Thái Sơn đăng trên báo Nghệ An ngày 22/2/1997 |
Và đây là bài của Vũ Toàn chính thức xác nhận câu thơ của Lê Thái Sơn |
Việc in sai thơ, sai tên tác giả kể cũng không ít, lỗi này thường rơi vào “anh đánh máy” là chính! Nhưng cũng có thể sai do người tuyển chọn. Nói chung chỉ cần xin lỗi hay đính chính là xong.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
Nhưng sự việc không đơn giản thế với 2 câu thơ trên khi tôi gọi điện hỏi nhà thơ Vũ Toàn. Vũ Toàn nói với tôi rằng: “Hình như em cũng có làm 2 câu thơ đó, có in báo đâu đó. Tốt nhất là anh Tạo hãy hỏi người chọn thơ xem họ lấy ở đâu“. Tôi bỗng nghi ngờ cả chính mình, vì vậy tôi lại phải đi tìm nguồn cội của nó…
…
Và điều kỳ lạ hơn nữa là trên báo Nghệ An số 12-4-1997 có bài viết của Vũ Toàn giới thiệu tập thơ Mùa na chín của Lê Thái Sơn với tiêu đề: Tiếp cận “MÙA NA CHIN”. Trong Baì viết này chính Vũ Toàn đã khen mấy câu thơ của Lê Thái Sơn: “”Tiếng mõ chừng cũng thơm” là cái phát tiết ra ngoài của tạng thơ Lê Thái Sơn. Cảm giác, cứ ngẫm qua những sự kiện tình cảm của đời thực, thể nào Lê Thái Sơn cũng gửi gắm được một tâm sự, ý tưởng, “lái” người đọc vào từ trường của những câu thơ để ngẫm nghĩ, định giá”.
Vậy là sự thực đã rõ: 13 năm trước, Vũ Toàn đã khẳng định “Những mùa hoa đại trắng/ Tiếng mõ chừng cũng thơm” là của LÊ THÁI SƠN. Nhưng tại sao giờ đây anh lại nói ỡm ờ “hình như” anh cũng có câu thơ ấy. Và bây giờ câu thơ ấy đã được tôn vinh… Chả lẽ Vũ Toàn đã làm ra câu thơ ấy trước Lê Thái Sơn rồi biếu tặng cho Lê Thái Sơn chăng? Tôi cứ lẩn thẩn mà hỏi thế…
Nguồn: Nguyễn Trọng Tạo
Không thể có chuyện hai nhà thơ bỗng dưng nghĩ ra hai câu thơ giống hệt nhau. Cũng không thể có chuyện tư tưởng dẫu lớn cỡ nào đi nữa lại giống nhau đến từng chữ, từng dấu phẩy trong một đoạn văn. Đó chỉ là lời bào chữa vụng về cho những ai thích đạo văn, thích vơ vào cho mình sáng tạo của người khác.
GS. Hà Văn Thịnh
Về việc xử lý “tội” đạo văn, theo tôi, ít thì xin lỗi công khai, nhiều thì phải nhận kỷ luật, nặng hơn nữa thì phải tước bằng cấp, đuổi việc, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong pháp luật phương Tây, do biết rõ việc khảo tội quan chức cao cấp trong chính phủ là rất khó nên việc này không giao cho tòa án mà giao cho nghị viện xét xử, gọi là đàn hạch. Ở ta, e rằng cũng rất khó luận tội các nhà văn, các GS, TS cũng như quan chức cao cấp. Vậy tại sao lại không sinh ra đàn hạch để phân biệt rõ trắng đen? Một khi đã có kết luận từ đàn hạch thì kẻ có lỗi phải tự xử. Thay vì “chín bỏ làm mười” mọi sự dối trá, lọc lừa, trước mắt chúng ta có thể thành lập một hội đồng với thành phần là các “nghị sĩ” uy tín trong giới trí thức để xử lý việc này. Bởi lẽ “huề tiền”, “nhà ngói như nhà tranh”… là cội nguồn của mọi sự tha hóa về đạo đức trí thức. Thử hình dung một người thầy, một nhà văn mà cứ đạo lung tung thì khi nói, học trò có nghe không? Và ai dám chắc trò sẽ không học theo thầy?
Không thể tha thứ cho mọi sự đạo văn, đạo học thuật bằng bất kỳ cách thức biện minh nào. Việc dung túng và khỏa lấp những chuyện như thế đồng nghĩa với việc chấp nhận bị lừa lọc. Làm sao có thể tha thứ cho những mũ áo cao sang, khệnh khạng cứ lừa dối con người hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là con đường ngắn nhất để vùi dập sự trong sáng và tốt đẹp của sáng tạo, nhận thức.
Nguồn: Báo Pháp luật Thành phố
Mọi việc nào đã dừng lại ở đấy, trong khi chúng tôi đang chuẩn bị lên bài về scandal đâm thuê chém mướn của báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An thì một bạn đọc đã gửi chúng tôi email, trong đó nói là đã gửi cho BBT tuổi trẻ nhưng bị bưng bít, không trả lời nên đã gởi đến “những thằng nham hiểm” để rộng đường dư luận, chúng tôi đã kiểm chứng, tóm tắt để bạn đọc tiện theo dõi và có đăng nguyên văn phía dưới.
1- Lợi dụng quan trí và dân trí thấp, Vũ Toàn đã thông qua tác động của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), bắt buộc tất cả các trường học trên địa bàn huyện này phải đặt mua báo Tuổi trẻ. Các thầy cô giáo phàn nàn không muốn mua cũng phải mua, vì "lệnh" trên ban xuống, nhưng không có văn bản nào cả. Trong khi tiền đặt báo Tuổi trẻ hàng năm lên đến gần một triệu đồng, mà các trường ở huyện này vô cùng nghèo. Ngày 20-11, ngày Tết mỗi GV may lắm chỉ được nhận quà 20 nghìn đồng, có trường không có. Mà thông tin của báo Tuổi trẻ không liên quan gì đến công tác dạy và học.
1- Lợi dụng quan trí và dân trí thấp, Vũ Toàn đã thông qua tác động của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), bắt buộc tất cả các trường học trên địa bàn huyện này phải đặt mua báo Tuổi trẻ. Các thầy cô giáo phàn nàn không muốn mua cũng phải mua, vì "lệnh" trên ban xuống, nhưng không có văn bản nào cả. Trong khi tiền đặt báo Tuổi trẻ hàng năm lên đến gần một triệu đồng, mà các trường ở huyện này vô cùng nghèo. Ngày 20-11, ngày Tết mỗi GV may lắm chỉ được nhận quà 20 nghìn đồng, có trường không có. Mà thông tin của báo Tuổi trẻ không liên quan gì đến công tác dạy và học.
Chúng tôi biết rõ, việc này không thể trách riêng Vũ Toàn, vì đây là “chủ trương” của báo Tuổi Trẻ, chính Đức Hải, Hữu Phong đã đến từng văn phòng báo tuổi trẻ ở các vùng miền chỉ đạo, thậm chí là mượn danh cả TW Đoàn để ép nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn, ngay cả các trường học cũng không ngoại lệ, nếu không thì sẽ “ốm đòn” với báo Tuổi Trẻ.
2- Cũng tại huyện Kỳ Sơn, Vũ Toàn buộc mỗi trường học phải mua ba cuốn sách "13 năm đi kiện" của ông ta viết. Vì bán chẳng ai mua nên Vũ Toàn tìm cách bắt các trường mua. Các trường phàn nàn: "Không mua cũng phải mua, mua về để đó có ai đọc đâu!".
Chuyện đạo thơ để ôm giải thưởng trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn còn làm được thì việc dùng uy của báo Tuổi Trẻ để buộc các trường mua sách của Toàn cũng không lạ, chúng tôi đã liên hệ Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Sơn và xác nhận thông tin bạn đọc cung cấp là sự thật.
Nội dung email do độc giả gửi BBT Những thằng Nham hiểm |
Nhân dân ngày một hãi hùng, rùng rợn khi đàn sâu lúc nhúc trong báo Tuổi Trẻ dưới sự chống lưng từ một số ủy viên bộ chính trị ngày một lộng hành, tác oai tác quái khiến báo chí cách mạng Việt nam ngày một ảm đạm, suy tàn…
Lại nữa, tre già, măng mọc, nghe nói đạo chích Vũ Toàn vừa cho cậu con trai Vũ Đồng nối gót bố vào tòa soạn báo Tuổi Trẻ nhơ nhớp, liệu con có bỉ ổi hơn cha, có làm “rạng danh” báo tuổi trẻ?
Người Trong Cuộc