Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Không ai lại “bình bầu” để bổ nhiệm Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ mà chỉ có 1 ứng viên Phạm Đức Hải!

Theo thông báo nội bộ của văn phòng báo Tuổi Trẻ, ngày mai (6/3/2014) sẽ tiến hành họp hội nghị công nhân viên chức kèm theo đó là bỏ phiếu bổ nhiệm về việc Tổng Biên tập. Điều đáng ngạc nhiên, theo đúng lịch trình thì phải đến cuối năm 2014 mới tiến hành bỏ phiếu tái nhiệm hoặc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của tờ báo “nổi tiếng và tai tiếng” này. Đáng ngạc nhiên hơn, việc bầu Tổng Biên tập chỉ có duy nhất một ứng viên hiện đang nắm chức Tổng biên tập là ông Phạm Đức Hải. Sự thật phía sau màn “trình diễn” này là gì?
Phạm Đức Hải đang toan tính những gì phía sau sự bóng bẩy, trí thức?
Ngược thời gian hơn 5 năm về trước, cuối năm 2008, sau khi hàng loạt phóng viên Tuổi Trẻ, Thanh Niên bị nhúng chàm vì vụ án PMU18, Tổng Biên tập khi ấy là anh Lê Hoàng đã phải chịu trách nhiệm và bị Thành đoàn TpHCM phế truất khỏi chức Tổng Biên tập, dù trước đó Lê Hoàng đã có hàng loạt các phát kiến để đưa báo Tuổi Trẻ từ con số “0” trở thành một tờ báo có lượng phát hành hàng đầu tại Việt Nam (xấp xỉ 500,000 bản/ngày, hiện nay chỉ còn hơn 300.000 bản/ngày), có thể kể qua vài chiến dịch truyền thông mang dấu ấn Lê Hoàng như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Ký tên vì công lý” và “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “Hãy chào cờ vào sáng thứ hai”, “Ước mơ của Thúy”, loạt bài điều điều tra về điện kế điện tử, … và cũng chính anh Lê Hoàng là người cho ra đời Nhà in Tuổi trẻ, Cao ốc Tuổi Trẻ và đặc biệt là Tuổi Trẻ Online, đưa báo Tuổi Trẻ lên một tầm cao mới. Thế nhưng, anh vẫn buộc phải ra đi, bàn giao quyền điều hành tờ báo cho cấp phó.
Đến tháng 3/2009, nội bộ báo Tuổi Trẻ vẫn còn đang ‘hụt hẫng” vì sự ra đi của anh Lê Hoàng thì tiếp tục rơi vào cơn địa chấn khi nghe quyết định của Ban Thường vụ Thành đoàn đưa ông Phạm Đức Hải, lúc đấy đang là Phó Ban tuyên giao Thành ủy, không biết viết một bài văn cho ra hồn và chưa từng làm báo ngày nào, giữ một chức danh duy nhất có liên quan đến “báo” là Phó Tổng Biên tập Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố (nhưng chủ yếu là đứng tên cho có). Thời điểm ấy, nhiều người đã rỉ tai nhau về sự bất thường này, nhưng các phóng viên “am hiểu sự tình” đều biết rõ, việc Phạm Đức Hải về trên lý thuyết là để củng cố tờ báo đang trên đà “xuống dốc” về mặt tư tưởng, thực chất, có lệnh của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Trương Tấn Sang ép Thành ủy, Thành đoàn phải bổ nhiệm bắt buộc không cần bình bầu. Biệt danh “Người bỗng dưng trở thành Tổng biên tập” được giới phóng viên gắn với Phạm Đức Hải từ ngày đó. Ngay sau khi về tiếp quản báo Tuổi Trẻ, dưới sự tác động của “ngài” Thường trực Ban Bí thư, sự nghiệp của Đức Hải lại tiếp tục “thăng hoa”, tháng 9/2009, Hải được “tấn phong” Thành ủy viên.
Phạm Đức Hải trong một chuyến công cán
Phạm Đức Hải trong một chuyến công cán
Về quá trình sự nghiệp của Phạm Đức Hải từ thời còn èo uột phụ trách công tác Đội ở huyện Nhà Bè từ năm 1983, “leo” mãi hơn chục năm, đến năm 1995 mới được làm “cán bộ chuyên trách Thành đoàn” và vẫn chỉ “đặc trách” công tác Thiếu nhi Thành phố. Mãi đến năm 1996, khi ấy đồng chí Trương Tấn Sang được Tâm Tân Tạo chạy cho vào Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy Thành phố, bắt đầu tạo vây cánh, xây dựng quyền lực cho mình. Sau khi rà soát hàng loạt các “cán bộ nguồn” của Thành phố, ngài Bí thư Thành ủy đặc biệt chú ý đến Phạm Đức Hải với vẻ bề ngoài cũng gần giống mình (nhưng mặt mũi thì trơn láng hơn), nhìn cũng trí thức, phong nhã và đặc biệt là có tham vọng và tâm địa đầy toan tính. Sau khi kết nạp được “cán bộ nguồn”, ngay lập tức, tháng 10/1996, Phạm Đức Hải được ông “giới thiệu” làm Phó Bí thư Thành đoàn, sự nghiệp hanh thông, đến tháng 8/1999, Đức Hải tiếp tục được “tấn phong” lên chức Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, thật không may cho Hải, giai đoạn ấy ngài Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang bị vướng vào vụ án “5 Cam” (cũng nhờ có Tâm Tân Tạo “chạy thuốc” mà ông chỉ bị kiểm điểm cảnh cáo và vẫn đường hoàng làm Trưởng Ban Kinh tế TW từ năm 2000). Giai đoạn này thiếu người “đỡ đầu” nên Phạm Đức Hải bị vuột mất Bí thư Thành Đoàn và bị đẩy về Quận ủy Quận 5 mãi đến cuối năm 2005, khi đồng chí Trương Tấn Sang đã “chắc suất” Thường trực Ban Bí thư, Phạm Đức Hải mới được kéo lại về “căn cứ Thành ủy” với chức danh Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy và sau đó như mọi người đã biết, Phạm Đức Hải đã được ngài Thường trực Ban Bí thư đặt vào ghế Tổng Biên tập tháng 3/2009, ngay sau đó, tháng 9/2009 trở thành Thành ủy viên.
Ngoài Nguyễn Công Khế (Báo Thanh Niên), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biến báo Tuổi Trẻ dưới thời Đức Hải thành công cụ chính trị phục vụ tham vọng quyền lực cá nhân
Sau khi “bỗng dưng trở thành Tổng Biên tập”, Phạm Đức Hải đã biến tờ báo từng có lượng phát hành lớn nhất cả nước “bỗng dưng xuống dốc” khi trở thành tay sai đúng nghĩa cho các toan tính, mưu đồ chính trị của đồng chí Thường trực Ban Bí thư. Với vẻ ngoài hiền lành, trí thức, bên ngoài Đức Hải giả bộ vâng lời Thành ủy nhưng thực chất ngoài lệnh của Trương Tấn Sang, Đức Hải không tôn trọng bất cứ ai, ngược lại, Hải luôn tìm những sơ hở của Thành ủy để qua mặt, tâng công với ngài Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch nước Trương tấn Sang. Ngay cả các lệnh của Ban Tuyên giáo TW Đức Hải cũng xem như không có kí lô gì với những lý do rất ngạo nghễ như “Chỉ đạo của Ban Tuyên giáo không rõ ràng!”, “Chỉ đạo quá muộn, không thể thực hiện!”,… và thế là Thành ủy, Ban Tuyên giáo TW cũng đành muối mặt bỏ qua khi có cú điện can thiệp từ Nguyễn Văn Thạo, Trợ lý Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Được biết Thành ủy cũng không chịu ngồi yên, từ lâu đã cài “tay trong” vào nội bộ tờ báo này để nghe ngóng động tĩnh, nhờ thế mà đã kịp thời “ngăn chặn” một số hành vi (chết người) của Phạm Đức Hải (sẽ đề cập trong một bài viết khác).

Các thủ đoạn được Hải thường xuyên chỉ đạo cấp dưới thực hiện là truy tìm sơ hở, viết, nâng cao quan điểm đánh thẳng vào cơ quan chuyên chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động dư luận, hạ uy tín Đảng, Chính phủ bằng cách dùng từ, các bài viết so sánh, ám chỉ, chiêu trò đưa bài lên câu view, tạo dư luận rồi rút xuống,… Để che đậy mưu đồ, Đức Hải đã tạo sự “khách quan”, “uy tín” và để đánh bóng cá nhân bằng chương trình mang tính mang tính “phong trào” như: “Hành trình Ngọn lửa Tuổi Trẻ”, “Tháng 3 biên giới”, “Olympic Mác – Lê Nin – Tầm nhìn xuyên thế kỷ”,… việc quyên tiền các tổ chức, cá nhân theo phương châm “của người, phúc ta” được Hải đạo diễn khá thành công qua các chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”; “Góp đá xây Trường Sa”,…. mà bên trong đó còn ẩn chứa nhiều khuất tất tôi sẽ bóc dỡ trong các bài viết tiếp theo…

Phạm Đức Hải và chiêu trò “của người, phúc ta”
Bên trong tòa soạn không khí làm việc hiện nay vô cùng ảm đạm, nhiều sự vụ bê bối tham nhũng, quấy rối tình dục, tống tiền doanh nghiệp,… bị Đức Hải, Tăng Hữu Phong, Lê Xuân Trung cố tình bưng bít khiến nhiều phóng viên bất bình, uy tín của Đức Hải, Tăng Hữu Phong và bộ sậu ngày một giảm sút, có thể nói đến thời điểm hiện nay, nhắc đến báo Tuổi Trẻ, ai cũng nói chỉ nhớ đến thế hệ TBT Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi và Lê Hoàng, không ai nhắc đến Phạm Đức Hải cả. Cái gọi là “dấu ấn Phạm Đức Hải” được một phóng viên kỳ cựu trong làng báo cho là: “dấu quan điểm kín tới mức không ai biết là quan điểm gì là cách mà Đức Hải tạo dấu ấn, dấu còn hơn mèo dấu …”, so sánh giữa Phạm Đức Hải với Lê Hoàng là một sự xúc phạm về bản lĩnh và đẳng cấp đối với anh Lê Hoàng.

Việc bỏ phiếu tái bổ nhiệm, bổ nhiệm các chức danh cao cấp của báo Tuổi Trẻ dự định đến cuối năm 2014 mới tổ chức, nhưng trước tình hình này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã buộc anh Ba Đua (Nguyễn Văn Đua, Phó bí thư Thành ủy) dùng uy tín cá nhân của mình để ép Thành Đoàn giữ chân Đức Hải tại vị, không ngạc nhiên khi phiếu bình bầu chức Tổng Biên tập ngày mai (6/3/2014) chỉ có mỗi tên ứng viên Phạm Đức Hải và thành phần trong “cuộc họp trù bị” trước cuộc bỏ phiếu bình bầu chỉ có các nhân vật thân tín với Hải.

Con đường nào dành cho Báo Tuổi Trẻ khi Đức Hải tiếp tục tại vị?

Người Trong Cuộc




Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Email Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Delicious