Từ cuối năm 2011, Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra ở Đà Nẵng về vụ đất đai và công bố kết quả trên công luận đúng lúc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh lại kinh nhận chức Trưởng ban nội chính. Sự thể như thế nào? nguyên nhân từ đâu? có phải anh Ba Thủ tướng đánh không? vân vân và vân vân. Tác giả phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, gặp cả những vị đương chức của các bên, gặp các lão thành cán bộ, nhân dân Đà Nẵng để tìm hiểu về cơ nguyên của sự thật về vụ này.
1. Bắt nguồn mọi sự từ Nguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng, vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bổng dưng BCT có chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị. Thế là mất thế độc tôn, vì nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao?
Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng. Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo. Đánh hơi thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
"Thủ tướng mộng tưởng" Nguyễn Xuân Phúc và "Thủ tướng tâm thần" Nguyễn Xuân Châu bàn định kế sách tại quê nhà |
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng, vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bổng dưng BCT có chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị. Thế là mất thế độc tôn, vì nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao?
Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng. Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo. Đánh hơi thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
Vụ Đà Nẵng được Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo truyền hình, báo chí tuyên truyền, kích động |
2. Nguyễn Xuân Phúc khai thác mâu thuẫn giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang để đưa vụ Đà Nẵng thành lớn chuyện.
Trương Tấn Sang hỏi Phúc: Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chương trình chính trị tại cơ sở?
Nguyễn Xuân Phúc liền đề xuất Đà Nẵng “vì ở đó sôi động”.
Trương Tấn Sang cũng đang muốn đi Đà Nẵng bởi vì Trương Tấn Sang biết Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng sẽ vô dự lễ khánh thành bệnh viện ung thư xây trên 1.000 tỉ đồng bằng sự đóng góp của các nhà hảo tâm (Chính phủ cho 200 tỉ huy động được 1.000 tỉ) là bệnh viện lớn nhất, đẹp nhất nước hiện nay. Trương Tấn Sang mỉm cười, một thâm ý thoáng đến. “Được, ta sẽ đi trước, sẽ tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Nguyễn Tấn Dũng và sẽ dùng Nguyễn Bá Thanh”. Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang là cặp bài trùng để tiền hô hậu ứng đánh Nguyễn Tấn Dũng. Người ta nói: “Nguyễn Xuân Phúc phản Phúc là như vậy đấy”. Phúc tâm đắc, vun xới các thâm ý của Trương Tấn Sang và gợi ý để Trương Tấn Sang thân mật với Nguyễn Bá Thanh và dù chưa khánh thành dứt khoát phải đi thăm Bệnh viên ưng thư. Sang đã làm như vậy, dù chưa kéo được Nguyễn Bá Thanh về mình như ý muốn nhưng Trương Tấn Sang đã tạo cho Nguyễn Tấn Dũng mắc vào quỉ kế của mình. Nguyễn Xuân Phúc lại kích Nguyễn Tấn Dũng, “ông Tư đi thăm Bệnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, anh đừng dự khánh thành, mất uy”. Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không đi Đà Nẵng và sụp vào cái quỉ kế của Tư Sang.
Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm, Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.
3. Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin truyền thông thống nhất.
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là những phút cuối của ngày làm việc.
Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính (Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn Xuân Phúc là từ cái ý này). Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật. Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho chắc ăn.
Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.
Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm, Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.
3. Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin truyền thông thống nhất.
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là những phút cuối của ngày làm việc.
Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính (Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn Xuân Phúc là từ cái ý này). Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật. Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho chắc ăn.
Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.
Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn bộ nội dung thanh tra được công bố và được gửi tới Bộ chính trị. Tổng thanh tra còn nói: “Đà Nẵng không được có ý kiến”(?). Một điều không bình thường vì trước đó thanh tra có kết luận thanh tra 6 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thất thu 2.800 tỉ. Thanh tra ở Thành phố Hà Nội thất thu là 9.500 tỉ, nhưng cũng chỉ công bố rất ngắn và không đưa lên VTV1. Rõ ràng là một việc làm cố đấm ăn xôi sai qui định mất tính người của Nguyễn Xuân Phúc nhằm ngăn chặn bước tiến Nguyễn Bá Thanh, tạo thế độc tôn cho mình. Liệu rằng còn ai sẽ mắc mưu Nguyễn Xuân phúc nữa không? Nguyễn Xuân Phúc còn khai thác gì nữa từ vụ thanh tra đất đai ở Đà Nẵng? Xin mọi người hãy cảnh giác.
Người viết bài này mong sự thật sẽ là sự thật và đừng ai mắc mưu Nguyễn Xuân Phúc nữa.
© Phạm Viết Đào