Cầu Nhật Tân – Cây cầu dự định mang tên “Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”, công trình mà các lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương tự hào là công trình đi vay lớn nhất Đông Nam Á (hơn 1 tỉ USD kể cả GPMB trong đó gần 800 triệu USD vay của Nhật Bản) đang rơi vào thế bế tắc và ngày càng hé lộ những việc làm rất lưu manh, bỉ ổi, lật lọng, tráo trở của tập đoàn lãnh đạo hủ lậu tại Hà Nội.
Cố tình vi phạm pháp luật, ký 1 chữ thiệt hại hơn 10.000 tỉ
Mọi rắc rối bắt đầu từ việc chính quyền Hà Nội do mấy tên lưu manh lãnh đạo đã đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích nhân dân và đất nước. Những tên này cố tình vi phạm pháp luật, làm trái quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, tự ý điều chỉnh quy hoạch cầu Nhật Tân. Ngày 8/8/2006, Thành ủy viên, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân ký văn bản số 3453/UBND-XDĐT với nội dung rõ ràng: “điều chỉnh phạm vi chiếmđất của nút giao đê Hữu Hồng (đầu phía nam cầu Nhật Tân) để không cắt vào khu đất… D1, D3 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất”. Lưu ý rằng tên Ân và tập đoàn lãnh đạo Hà Nội có truyền thống và “phẩm chất” nắn quy hoạch để tư lợi (Hoàng Văn Nghiên, Nguyễn Quốc Triệu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thế Thảo, Vũ Hồng Khanh …).
Văn bản ”bẻ” quy hoạch do tên Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân ký: |
Tại thời điểm đó, đây là những khu đất trống thuộc diện đất công của Phường Phú Thượng, để tránh khu đất này đã được các “đại gia” xí phần, đường dẫn lên cầu bị tên Ân “lái” vào cụm 7 – với 300 hộ dân, khoảng hơn 1000 nhân khẩu đã và đang tồn tại hợp pháp. Nguy hiểm hơn, nhóm lãnh đạo hủ lậu tại Hà Nội (tên Khanh, tên Ân) cùng với nhóm chuyên ăn đất tại Bộ GTVT, Tư vấn TEDI (truyền thống từ thời tên Chu Ngọc Sủng tức Sủng “lác” lãnh đạo) còn tự vẽ ra đảo cỏ rộng nửa km, cốt để đẩy thêm dân đi và chiếm đất nhiều đất nữa nhằm tư lợi. Kinh phí đền bù thì nhà nước và dân phải chịu.
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 108/QĐ-TTg ngày20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ thì đường dẫn bờ Nam cầu Nhật Tân là đường dẫn thẳng, trùng với đường vành đai 2, không có đường dẫn hoa thị và đảo trồng cỏ tại khu vực cụm 7, phường Phú Thượng. Đồng thời, điều 5 Luật Quy hoạch đô thị cũng quy định “Tổ chức, cá nhân… phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt”.
Về vấn đề thiết kế và điều chỉnh thiết kế đường dẫn hoa thị và đảo trồng cỏ, Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội đã làm trái với Quyết định 108/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về viêc phê duyệt quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, không tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị và không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 128/TTg-CN năm 2006.
Việc làm vi phạm pháp luật trắng trợn trên của UBND Tp Hà Nội và Bộ GTVT đã khiến hơn 300 gia đình mất nhà, khiến nhà nước phải tốn thêm hàng chục nghìn tỉ đồng tiền GPMB và khiến việc thi công chậm trễ, phát sinh thêm chi phí, phát sinh thêm tiền trả lãi cho Nhật Bản do không giải ngân được khoản vay. Thiệt hại chung ước tính trên 10.000 tỉ đồng.
Đất đại gia và quan chức vẫn bỏ không
Các lô đất mà UBND thành phố Hà Nội cố tính né quy hoạch thì hiện vẫn đang được sử dụng để “trồng cỏ”, tức là bỏ hoang. Được xem là khu vực đắc địa ở Hà Nội nhưng quận Tây Hồ lại đang tồn tại hàng loạt khu đất diện tích từ vài ngàn đến cả chục ngàn mét vuông do các đại gia đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) rồi để hoang 6-10 năm nay. Đó là các lô: D1, D3, D5, D6, D7 và D9.
Lô đất hoang của các quan chức Hà Nội |
Trong khu đất “vàng” này, ô D1 rộng 8.798 m2 do Công ty CP Lắp máy- Điện nước và Xây dựng thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư; ô D3 rộng 17.127 m2 do 7 đơn vị quản lý: Công ty CP Xây dựng dân dụng Hà Nội – 2.515m2, Công ty Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng – 3.331 m2, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Gia Lâm – 2.789m2, Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng – 1.850m2, Công ty TNHH Thương mại Hồng Lam – 2.133m2, Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội- 1.885m2, Vinaconex – 2.624 m2.
Cũng nằm trong khu đấu giá này, một số khu đất khác đang để trống, chưa xây dựng, như 2 ô D5, D6 thuộc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tiến Lộc, Công ty Xây dựng – Thương mại Việt Nhật, Công ty CP Đầu tư – Xây dựng Trường An, Công ty CP Đầu tư Song Kim, Vinaconex, Công ty TNHH Dược thú y Thăng Long… quản lý với diện tích từ vài trăm đến hàng ngàn mét vuông. Các công ty trên đều có cổ phần của Vũ Hồng Khanh, Lê Quý Đôn, Đỗ Hoàng Ân, Hoàng Văn Nghiên, Nguyễn Quốc Triệu, Phạm Quang Nghị …
Vi phạm lộ rõ, ai chịu trách nhiệm?
Vừa qua, nhân dân đấu tranh kịch liệt, đơn thư tố cáo gửi khắp nơi nên TP Hà Nội buộc phải chỉ đạo UBND quận Tây Hồ và các sở, ngành liên quan rà soát để đề xuất thu hồi theo quy định. Sở TN-MT đã kiến nghị UBND TP Hà Nội giao UBND quận Tây Hồ căn cứ theo Luật Đất đai, quy chế đấu giá QSDĐ và biên bản bàn giao đất ngoài thực địa để xử lý thu hồi theo quy định.
Ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cho biết đối với các ô đã đấu giá QSDĐ nhưng đến nay còn bỏ trống, TP yêu cầu quận Tây Hồ rà soát quy chế đấu giá và biên bản bàn giao đất ngoài thực địa với các đơn vị trúng đấu giá, lập hồ sơ thu hồi những trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả về UBND TP trước ngày 5/8/2012.
Theo ông Hậu, các trường hợp bỏ hoang đất này sẽ căn cứ vào Quy chế đấu giá và các quy định hiện hành của TP để xử lý vi phạm. Theo Quyết định 29/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội về đấu giá QSDĐ, người trúng đấu giá đã được bàn giao đất mà trong thời hạn 12 tháng không tiến hành xây dựng sẽ bị thu hồi đất để đấu giá tiếp hoặc giao đất theo quy định. Người trúng đấu giá sẽ được hoàn lại số tiền đã nộp song không được tính lãi, trượt giá cũng như không được nhận lại tiền đặt cọc theo quy chế đấu giá.
Đừng nghe những gì chúng nói mà hãy nhìn những gì chúng làm
Ngày 5/5/2012, tại cuộc tiếp xúc cử tri ở quận Tây Hồ của Nguyễn Phú Trọng, nhân dân đã trực tiếp phản ánh và gửi các văn bản khiếu nại tới ngài Tổng Bí thư. Tại đó, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ là Quang “đầu to” buộc phải hứa: “cuối tháng 5/2012, chính quyền sẽ về gặp dân”.
Ngày 9/6/2012, tại cuộc đối thoại với người dân nằm trong diện thu hồi đất làm đường dẫn cầu Nhật Tân, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, hứa báo cáo lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT vấn đề “nắn thiết kế đường dẫn tránh nhà giàu” trong tháng 6/2012.
Đại diện của hơn 300 hộ dân ở các tổ dân phố thuộc cụm dân cư số 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đứng chật cả hội trường UBND quận này, muốn nghe lãnh đạo thành phố trả lời các chất vấn của mình trong quá trình thực dự án cầu Nhật Tân.
Tuy nhiên, lãnh đạo UBND thành phố đã lẩn trốn buổi đối thoại, chỉ có đại diện của Sở Quy hoạch Kiến trúc, Ban Quản lý dự án 85 PMU85 (Bộ GTVT), lãnh đạo UBND quận Tây Hồ… Ngay khi kết thúc buổi họp, tên Quang “đầu to” Chủ tịch quận Tây Hồ đã láo xược đe dọa nhân dân một cách rất hèn hạ: “sẽ cưỡng chế những đứa nào dám khiếu kiện”. Chúng tôi sẽ công khai nhiều tư liệu về tên cựu công an lưu manh này.
Đàn áp, bóp nghẹt dân vẫn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu
Mới đây nhất, UBND quận Tây Hồ và Ban QLDA Tả ngạn lại lên kế hoạch để UBND quận cưỡng chế. Nguyễn Văn Duẩn (trưởng ban BTGPMB quận) tiết lộ, các phương án cưỡng chế đã chuẩn bị xong xuôi. Hiện UBND quận cùng UBND thành phố đang thống nhất với Công an Thành phố và Bộ Quốc phòng về cách thức đưa quân đội cùng công an vào cưỡng chế.
“… các đồng chí cần xác định quyết tâm, huy động lực lượng … chúng ta không cần quá cầu toàn …” – trích lời Phạm Quang Nghị thuyết phục Phùng Quang Thanh.
.
.
Các ông Nông Văn Pỉu (Bí thư chi bộ cụm dân cư số 7, phường Phú Thượng), Nguyễn Văn Doãn và 2 sỹ quan nghỉ hưu Nguyễn Du, Trần Xuân Cường (cùng trú tại tổ 47), bà Lê Thị Ngọc Bích, tổ trưởng cụm dân cư, bà Lê Thị Thanh Tâm, hội trưởng phụ nữ cùng nhiều hộ dân khu vực này bức xúc “tố” nhà chức trách “nắn” cho đường dẫn lên cầu ăn thẳng đến phần đất của hàng nghìn người dân tại đây. Có nghĩa, đảo cỏ và đường hoa thị tại nút giao Phú Thượng không có trong thiết kế ban đầu, mà thành phố và chủ đầu tư đã mở rộng chỉ giới đường đỏ để bổ sung các hạng mục này phục vụ mục đích “riêng”. Các ông bà này cùng nhiều cư dân khác tố cáo sự tráo trở, lật lọng của nhà chức trách Hà Nội. Đã sai, đã vi phạm pháp luật còn to mồm đòi huy động quân đội, công an để cưỡng chế dân, lấp liếm cái sai.
Hiện công trình thế kỷ này đang dậm chân tại chỗ mặc dù theo lịch trình nó phải khánh thành vào dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (10/10/2010). Việc thi công cây cầu này thực tế đã bước sang năm thứ 4 nhưng tổng khối lượng chưa được 1/3.
On the net