Dù nội dung đã cũ nhưng vẫn còn nguyên đó một nghi vấn chưa có lời giải, từ năm 2007, một số Thẩm phán, Cán bộ TAND Nhân dân Tối Cao CSVN đã nêu vấn đề về Văn bằng Thạc Sỹ Luật của Chánh Án Trương Hoà Bình trong thư ghi “Những lời chân tình gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước” như sau.
Đồng chí Trương Hoà Bình (comple đen, đứng giữa ảnh), Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND tối cao và các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND |
Kính gửi:
- Đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
- Đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW Nguyễn Văn Chi
- Đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW Nguyễn Văn Chi
Ngành Toà án vừa có Chánh án mới, đ/c Trương Hoà Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Ban đầu, khi nghe tin đ/c Trương Hoà Bình sang làm Chánh án, đại đa số anh em thẩm phán, cán bộ ở Toà án nhân dân tối cao đều vui mừng với hy vọng đ/c Bình sẽ mang sức sống mới, là sự kết hợp hài hoà giữa hiểu biết sắc sảo về pháp luật và đạo đức, kỷ luật của một tướng lĩnh công an cho ngành. Ngay trong buổi ra mắt với cán bộ trong Toà, đ/c Trương Hoà Bình cũng đã phát biểu rất mạnh mẽ, sẽ kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng cán bộ Toà án tinh thông pháp luật, đạo đức trong sáng. Nhưng thật thất vọng!
Điều mà mọi cán bộ có tâm huyết trong ngành Toà mòn mỏi mong đợi nhiều năm qua về một người chánh án có đủ tài, đủ đức đã không thể có. Chúng tôi đã tận mắt đọc bản lý lịch đ/c Trương Hoà Bình do chính đ/c Bình khai trong đó có ghi trình độ là kỹ sư, thạc sỹ luật, nhưng không hề có thời gian nào học cử nhân luật. Xét theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn học thạc sỹ luật thì phải học, có bằng cử nhân luật chính quy, không thể dùng bằng cử nhân hệ tại chức và càng không thể từ kỹ sư học thành thạc sỹ luật được. Không hiểu đ/c Trương Hoà Bình phù phép kiểu gì mà biến cái không thể thành có thể và công khai ghi trong lý lịch mà không có bất kỳ ý kiến cán bộ cấp cao nào đề nghị xem xét (?). Điều trớ trêu là, đ/c Trương Hoà Bình khi ở Bộ Công an phụ trách công tác xây dựng lực lượng và cũng đã nhiều lần tuyên bố đấu tranh với tiêu cực trong công tác giáo dục, đào tạo, tệ nạn sử dụng bằng giả trong ngành Công an!
Một điều đáng chú ý nữa được thể hiện rõ ràng trong lý lịch của đ/c Trương Hoà Bình là đ/c Bình luôn chuyển công tác và mỗi lần chuyển là đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Từ phó cục trưởng, sang làm Phó giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh, rồi Viện trưởng Viện kiểm sát TP. Hồ Chí Minh, lại quay vê Công an làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, Thứ trưởng và nay là Chánh án Toà án Nhân dân tối cao. Mỗi một chức vụ đ/c Trương Hoà Bình đều đảm nhiệm trong một thời gian khá ngắn.
Thông thường một người lãnh đạo phải mất một đến hai năm để đánh giá được năng lực, sở trường của cán bộ, đưa bộ máy trong đơn vị vận hành tốt đúng như ý tưởng của người lãnh đạo. Điều đó có nghĩa đ/c Trương Hoà Bình không hiểu sâu bất cứ lĩnh vực gì mà đồng chí đã từng làm, công an không giỏi, kiểm sát chưa hay, còn toà án thì... Đ/c Trương Hoà Bình còn có bước tiến "thần kỳ", từ thiếu tướng lên trung tướng chỉ có một năm. Vẫn biết rằng lên tướng không có hạn định, nhưng cũng cần có một thời gian để thử thách. Lên tướng kiểu đ/c Trương Hoà Bình thì các danh tướng như Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Phùng Thế Tài, Chu Huy Mân... cũng phải ngả mua chào thua. Chúng tôi nghe nói có một số đồng chí lãnh đạo cao cấp nâng đỡ đ/c Trương Hoà Bình, nhưng nâng đỡ kiểu như vậy thì làm sao đ/c Bình thành người giỏi đươc.
Cả xã hội ta nói chung và toàn ngành giáo dục nói riêng đang nói không với tiêu cực trong giáo dục do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo khởi xướng. Đã lâu lắm rồi, chúng ta mới có một kỳ thi phổ thông trung học tương đối thực chất. Dư luận xã hội đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ việc chấn chỉnh công tác giáo dục, đào tạo của Chính phủ vừa qua. Mặt khác, công tác cải cách tư pháp cũng là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Nhiều lần đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định điều này khi họp với ngành Toà án và tỏ ý sẽ quyết tâm đẩy mạnh tốc độ cải cách tư pháp trong nhiệm kỳ này. Nhưng liệu việc nói không với tiêu cực trong giáo dục của Chính phủ và đẩy mạnh cải cách tư pháp của Chủ tịch nước có thực hiện được không khi mà người đứng đầu ngành Toà án vẫn đang sử dụng bằng giả (cần hiểu bằng giả gồm hai loại: một là giả hoàn toàn; hai là bằng thật, nhưng học giả).
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay, những thông tin liên quan về năng lực, trình độ, bằng cấp của cán bộ cao cấp dù không đăng lên báo chí, nhưng được lan truyền rất nhanh trong quần chúng nhân dân và sẽ chẳng có cơ quan, người nào có thể kiểm soát được. Nên việc đ/c Trương Hoà Binh sử dụng tấm bằng thạc sỹ luật giả thì mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ đều biết. Và rồi đây ai sẽ còn tin vào những phán quyết của toà án khi người đứng đầu không hiểu biết gì về luật pháp. Đ/c Trương Hoà Bình làm sao có thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, hay lại bước vào lối mòn đọc bản báo cáo có sẵn do cấp dưới viết và hẹn trả lời sau bằng văn bản
Tất cả các câu hỏi và điều băn khoăn, trăn trở nói trên xin được gửi đến đ/c Tổng Bí thư, đ/c Chủ tịch nước, đ/c Thủ tướng Chính phủ, đ/c Chủ tịch Quốc hội, đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giải đáp.
Hà Nội, ngày 13/8/2007
Một số thẩm phán, cán bộ Toà án Nhân dân Tối cao.